Điều trị Bệnh_vẩy_nến

Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn.Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Điều trị tại chỗ

Dùng các loại mỡ, kem, dung dịch với mục đích bong vẩy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vẩy da như:

  • Mỡ Salicyle 5%, 10%
  • Vitamin D3 và dẫn chất
  • Goudron
  • Kem Sorion
  • Nếu bệnh gặp ở bàn chân thì nên luôn luôn đi giầy có bít tất khi đi ra ngoài đường, điều này sẽ giúp da chân không cảm thấy khô, đồng thời ngăn ngừa các vết nứt ở da bị nhiễm khuẩn.
  • Hạn chế tiếp xúc với xà phòng (xà bông).

Thoa các thuốc loại thuốc mỡ Salicylic, có tác dụng bong vẩy, bạt sừng. Thuốc mỡ Corticoid có tác dụng chống viêm rất tốt, thương tổn mất rất nhanh. Tuy nhiên không nên lạm dụng bôi Corticoid nhiều và dài ngày vì sẽ gây biến chứng làm bệnh nặng thêm, các thương tổn không đáp ứng với thuốc, bệnh không giảm thậm chí còn tiến triển nặng hơn. Có thể xuất hiện các thương tổn nhiễm trùng da như mụn mủ, viêm nang lông, nhiễm nấm, mọc lông, giãn mao mạch và teo da.  Thuốc mỡ có Vitamin A axit có tác dụng bình thường hóa quá trình sừng hóa của da.

Điều trị toàn thân

  • Acitretine: (Soriatane)
  • Cyclosporin: (Neoral)
  • Methotrexate
  • Diprosalic
  • kem Sorion
  • Quang trị liệu: UVB phổ hẹp(UVBTL01)
  • Quang hóa trị liệu: PUVA
  • Sinh học trị liệu.

Các thuốc như Vitamin A axit, Methotrexate, Cyclosporin... Các thuốc này có tác dụng tốt, nhưng có nhiều tác dụng phụ như có thể gây quái thai, hạ bạch cầu, rối loạn chức năng gan, thận... Trị liệu bằng ánh sáng có thể phối hợp các phương pháp trên với chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau (UVA, UVB) hoặc phương pháp PUVA đang được áp dụng để điều trị bệnh vẩy nến các thể khác nhau, tuy nhiên có thể có các tác dụng phụ bao gồm da khô và nhăn, tàn nhang và làm tăng nguy cơ ung thư da, trong đó có khối u ác tính, hình thức nghiêm trọng nhất của ung thư da.

Phương pháp sinh học (Biotherapy): trong những năm gần đây người ta đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vẩy nến như: Efanecept, Alefacept, Efalizumab,... Nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, Uc... đã áp dụng phương pháp này và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên phương pháp này vừa đắt tiền vừa có nhiều tác dụng phụ (nhiễm trùng hô hấp, rối loạn hệ miễn dịch, suy giảm hệ miễn dịch, phát triển khối u, tăng bạch huyết...) thậm chí có thể gây tử vong nên chưa được áp dụng rộng rãi.

Các phương pháp hiện đang được áp dụng nêu ở trên đều có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh vẩy nến, tuy nhiên thời gian tái phát bệnh khá nhanh và có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn.